Điện thoại | : | 028 54 28 44 98 - Fax : 028 54 28 44 89 |
: | info@lapsongroup.vn |
Điện thoại | : | 0256 3891 199 |
Fax | : | 0256 3891 199 |
images
Khi thành phần tải dọc trục của tải tổng hợp lớn, nó có thể được đỡ một cách độc lập khỏi tải hướng kính bởi một ổ lăn riêng biệt. Bên cạnh các ổ chặn, một vài ổ lăn hướng kính, ví dụ như ổ bi đỡ hoặc ổ bi đỡ chặn († hình 14) cũng thích hợp với nhiệm vụ này. Để đảm bảo rằng các ổ lăn này chỉ chịu tải dọc trục như trong các trường hợp trên, vòng ngoài của ổ lăn phải được lắp có khe hở với lỗ thân ổ. |
||
|
||
Tải moment Khi tải trọng tác động lệch tâm lên ổ lăn, moment uốn xoắn sẽ xuất hiện. Các loại ổ lăn hai dãy, ví dụ như ổ bi đỡ hoặc ổ bi đỡ chặn hai dãy tiếp xúc góc có thể chịu được moment uốn xoắn, tuy nhiên ổ bi đỡ chặn tiếp xúc góc hay ổ côn một dãy lắp cặp được bố trí theo kiểu mặt đối-mặt, hoặc tốt hơn vẫn là lưng-đối-lưng thì thích hợp hơn cả († hình 15). Độ lệch trục Góc lệch giữa trục và gối đỡ xảy ra khi trục bị võng dưới tác động của tải vận hành, khi mặt tựa của ổ lăn trong gối đỡ không được gia công cùng một độ cao tâm hoặc khi trục được đỡ bởi các ổ lăn trong các gối đỡ hai nữa được bố trí khá xa nhau. Các ổ lăn cứng vững, ví dụ như ổ bi đỡ và ổ đũa đỡ không thể chịu được bất kỳ độ lệch trục nào hoặc chỉ có thể chịu được một phần rất nhỏ độ lệch trục do lực tác động. Các loại ổ lăn tự lựa, ví dụ như ổ bi đỡ tự lựa, ổ tang trống tự lựa hai dãy, ổ CARB và ổ tang trống chặn tự lựa († hình 16), nói một cách khác, có thể chịu được độ lệch trục sinh ra dưới tải trọng vận hành và cũng có thể bù trừ các sai sót lệch trục ban đầu do lỗi gia công và lắp ráp. Giá trị cho phép của độ lệch trục được cho trong các bảng tra trong phần giới thiệu phía trước mỗi loại ổ lăn. Nếu độ lệch trục vượt quá giá trị lệch cho phép, xin vui lòng liên hệ với các dịch vụ kỹ thuật ứng dụng của SKF để được hỗ trợ. Ổ bi chặn với vòng đệm ổ mặt tựa cầu, ổ bi tự lựa vòng ngoài và ổ kim đỡ tự lựa († hình 17) có thể bù trừ đối với độ lệch trục ban đầu phát sinh do trong quá trình gia công hay lắp ráp.
Cấp chính xác Các ổ lăn có độ chính xác cao hơn tiêu chuẩn được yêu cầu đối với các kết cấu ổ lăn yêu cầu phải có độ chính xác vận hành cao (ví dụ như trục chính máy công cụ) cũng như vận tốc làm việc cao. Phần giới thiệu mở đầu của mỗi loại ổ lăn cung cấp thông tin về cấp chính xác đối với loại ổ lăn đó. SKF sản xuất một dải đa dạng các loại ổ lăn có độ chính xác cao, bao gồm ổ bi đỡ chặn một dãy, ổ đũa đỡ một và hai dãy và ổ bi chặn tiếp xúc góc một và hai chiều († Xem tài liệu “Ổ lăn chính xác cao” của SKF). |
||
Vận tốc Nhiệt độ làm việc cho phép hạn chế vận tốc mà ở đó con lăn của các ổ lăn vẫn có thể hoạt động được. Loại ổ lăn với ma sát thấp và nhiệt sinh ra trong ổ lăn thấp là loại ổ lăn thích hợp nhất hoạt động ở vận tốc cao. Ổ bi đỡ và ổ bi đỡ tự lựa có thể đạt được vận tốc cao nhất († hình 18) khi tải trọng tác động là tải hướng kính và với ổ bi đỡ chặn († hình 19) đối với tải trọng kết hợp. Điều này đặc biệt đúng đối với ổ bi đỡ chặn và ổ bi đỡ chính xác cao có các con lăn bằng gốm. Do thiết kế của chúng, ổ bi chặn không thể hoạt động được ở vận tốc cao như các ổ lăn đỡ hướng kính.
|
||
Vận hành êm Trong một số ứng dụng nào đó, ví dụ như các động cơ điện nhỏ sử dụng trong gia đình hay trong các thiết bị văn phòng, tiếng ồn sinh ra trong lúc hoạt động là một yếu tố quan trọng và có thể ảnh hưởng đến việc chọn ổ lăn. Ổ bi đỡ SKF được sản xuất đặc biệt cho những ứng dụng như trên. |
||
Độ cứng vững Độ cứng vững của một ổ lăn được đặc trưng bởi độ lớn của biến dạng đàn hồi bên trong ổ lăn dưới tác động của tải trọng. Nói chung biến dạng đàn hồi này thì rất nhỏ và có thể được bỏ qua. Nhưng trong một vài trường hợp ví dụ: bố trí ổ lăn trong trục chính của máy công cụ hay trong bộ truyền bánh răng, độ cứng vững là rất quan trọng. Do điều kiện tiếp xúc giữa con lăn và rãnh lăn, ổ lăn như các ổ đũa đỡ và ổ côn († hình 20) có độ cứng vững cao hơn ổ bi. Độ cứng vững của ổ lăn có thể được nâng cao hơn bằng việc áp dụng dự ứng lực († mục “Dự ứng lực của ổ lăn” bắt đầu tư trang 206). |
||
Dịch chuyển dọc trục Trục hoặc các chi tiết quay của thiết bị thường được đỡ bởi một ổ lăn định vị và một ổ lăn không định vị († mục “Bố trí ổ lăn”, bắt đầu từtrang 160). Ổ lăn định vị tạo khả năng định vị dọc trục cho các chi tiết của máy ở hai chiều. Ổ lăn thích hợp nhất cho việc này là các loại ổ lăn có thể chịu được tải tổng hợp, hoặc có thể cung cấp tạo ra khả năng chặn dọc trục khi kết hợp với một ổ lăn thứ hai († bảng ma trận trang 46 và 47). Ổ lăn không định vị phải cho phép trục dịch chuyển theo hướng dọc trục, để ổ lăn đó không bị quá tải trong trường hợp ví dụ như trục bị giãn nở dài ra. Ổ lăn thích hợp nhất đối với vị trí không định vị này gồm có ổ lăn kim và ổ đũa đỡ kiểu NU và N († hình 21). Ổ đũa đỡ kiểu NJ và một vài dạng ổ đũa đỡ không vòng cách cũng có thể được sử dụng cho vị trí này. Trong những ứng dụng yêu cầu dịch chuyển dọc trục tương đối lớn và trục cũng có thể bị lệch thì ổ lăn CARB là loại ổ lăn không định vị lý tưởng nhất cho ứng dụng này († hình 22). Tất cả các loại ổ lăn này cho phép sự dịch chuyển dọc trục tương đối giữa trục với gối đỡ. Các giá trị về khả năng dịch chuyển dọc trục cho phép đối với từng ổ lăn được cho trong bảng thông số kỹ thuật tương ứng. Nếu các loại ổ lăn không tách rời ví dụ như ổ bi đỡ hay ổ tang trống tự lựa († hình 22) được sử dụng như các loại ổ lăn không định vị, một trong các vòng của ổ lăn phải được lắp lỏng (†mục “Định vị hướng kính ổ lăn”, bắt đầu từtrang 164). |
|
|
|
||
Tháo và lắp Lỗ thẳng Các ổ lăn có lỗ thẳng thì tháo lắp dễ dàng hơn nếu chúng là loại ổ lăn có thể tách rời so với loại không thể tách rời, đặc biệt là trong trường hợp phải lắp chặt ở cả hai vòng của ổ lăn. Ổ lăn tách rời cũng thường được chọn trong các trường hợp phải tháo và lắp thường xuyên bởi vì vòng có các con lăn và vòng cách của các loại ổ lăn này có thể được lắp một cách độc lập với vòng khác, ví dụ như các ổ bi tiếp xúc góc 4 điểm, các ổ đũa, ổ lăn kim và ổ côn († hình 24) cũng như các ổ bi chặn và ổ đũa chặn. Lỗ côn Các ổ lăn có lỗ côn († hình 26) có thể được lắp một cách dễ dàng lên ngõng trục côn hoặc trên bề mặt trục thẳng bằng cách sử dụng một ống lót côn đẩy hoặc rút († hình 26). Hình |
||
Phớt chặn Sự lựa chọn phớt chặn có tầm quan trọng đặc biệt đến khả năng làm việc thích hợp của ổ lăn. SKF cung cấp ổ lăn với các dạng phớt chặn như • Nắp chặn († hình 27) • Phớt ma sát thấp († hình 28) • Phớt tiếp xúc († hình 29) Chúng có thể mang lại tính kinh tế và các giải pháp tiết kiệm không gian cho rất nhiều ứng dụng khác nhau. Một số lượng lớn về chủng loại và kích thước luôn sẵn có đối với các chủng loại ổ lăn như: • Ổ bi đỡ • Ổ bi đỡ chặn • Ổ bi đỡ tự lựa • Ổ đũa đỡ • Ổ lăn kim • Ổ tang trống đỡ tự lự • Ổ lăn CARB • Con lăn Cam • Ổ bi và cụm ổ bi tự lựa vòng ngòai Tất cả các ổ lăn với phớt chặn ở hai bên đều được tra mỡ thích hợp về mặt chất lượng cũng như khối lượng. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn